Nếu gọi tiếng Anh là một hành trình cần chinh phục thì ngữ pháp tiếng Anh cơ bản chính là “hành trang” không thể thiếu cho chuyến hành trình dài lâu này. Một “hành trang ngữ pháp” vững chãi sẽ là nền tảng giúp bạn vững bước hơn trên con đường chinh phục tiếng Anh. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng FLYER tìm hiểu “tất tần tật” các chủ điểm ngữ pháp cơ bản nhất để bạn có thể tự tin hơn khi đặt một câu tiếng Anh bất kỳ nhé.
Thời gian như một dòng sông chảy mãi. Mỗi khoảnh khắc đều mang một dấu ấn riêng. Vậy làm sao để diễn tả chính xác những khoảnh khắc đó mà không bị sai cấu trúc? Mời bạn cùng FLYER tìm hiểu công thức, cách dùng 12 thì trong tiếng Anh.
Ở chủ điểm ngữ pháp tiếng Anh cơ bản này, bạn cần nắm được cấu trúc, cách dùng của: Thì hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, hiện tại hoàn thành và hiện tại hoàn thành tiếp diễn.
Thì hiện tại đơn là một trong những chủ điểm ngữ pháp tiếng Anh cơ bản nhất, được dùng để diễn tả một sự thật hiển nhiên hoặc 1 hành động lặp đi lặp lại theo thói quen,…
Công thức thì hiện tại đơn:
Cách dùng thì hiện tại đơn:
Ví dụ:
Bài luyện tập: Chia đúng động từ trong ngoặc để hoàn thành câu
Thì hiện tại tiếp diễn là thì được dùng để diễn tả sự việc hay hành động xảy ra ngay vào thời điểm nói hoặc xoay quanh thời điểm nói, và hành động đó vẫn chưa chấm dứt trong thời điểm nói.
Cấu trúc thì hiện tại tiếp diễn:
(+) S + am/ are/ is + Ving + O
(-) S + am/ are/ is + not + Ving + O
(?) Am/ are/ is + S + Ving + O?
Cách dùng thì hiện tại tiếp diễn:
Ví dụ:
Bài luyện tập: Chia đúng động từ trong ngoặc để hoàn thành câu
Thì hiện tại hoàn thành được dùng để mô tả những hành động diễn ra trong quá khứ, kéo dài đến thời điểm hiện tại hoặc trong cả tương lai. Thì này được dùng để nhấn mạnh kết quả của hành động cho đến hiện tại, thường đi cùng các trạng từ chỉ thời gian như: for, since, until,…
Cấu trúc:
(+) S + have/ has + Ved/PII + O
(-) S + have/ has + not + Ved/PII + O
(?) Have/ has + S + V-ed/PIII + O?
Cách dùng thì hiện tại hoàn thành:
Ví dụ:
Bài tập các thì trong tiếng Anh: Chia đúng động từ trong ngoặc để hoàn thành câu
Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn được dùng để mô tả hành động hoặc sự việc bắt đầu trong quá khứ, kéo dài cho đến thời điểm hiện tại và có thể tiếp tục diễn ra trong tương lai. Thay vì nhấn mạnh kết quả của hành động, loại thì này được dùng chủ yếu để nhấn mạnh quá trình của hành động.
Cấu trúc:
(+) S + have/ has + been + Ving + O
(-) S + have/ has + not + been + Ving + O
(?) Have/ has + S + been + Ving + O?
Cách dùng:
Ví dụ:
Tom đã đọc cuốn tiểu thuyết này kể từ lúc cậu ấy mua nó đến nay.
Jenny đã không chơi cầu lông kể từ năm 2021.
Bài luyện tập: Chia đúng động từ trong ngoặc để hoàn thành câu
Khi muốn kể lại một sự việc đã xảy ra, dù là hôm qua hay nhiều năm trước, ta cần sử dụng thì quá khứ. Hiểu cách dùng các thì này sẽ giúp bạn kể chuyện, chia sẻ kỷ niệm hay những trải nghiệm trước kia một cách sống động hơn. Cùng khám phá xem các thì quá khứ hoạt động như thế nào trong tiếng Anh nhé!
Thì quá khứ đơn được dùng để diễn tả các sự việc đã xảy ra và đã kết thúc tại một thời điểm xác định trong quá khứ. Dấu hiệu nhận biết của thì này là các trạng từ: yesterday, ago, last week, last night, last month,…
Cấu trúc thì quá khứ đơn với động từ thường và động từ “to be”:
Cách dùng:
Ví dụ:
Bài luyện tập: Chia thì quá khứ đơn dựa vào từ gợi ý trong ngoặc
Thì quá khứ tiếp diễn được dùng để nói về các hành động đồng thời diễn ra tại thời điểm xác định trong quá khứ, hoặc hành động đang diễn ra thì bị một hành động, sự việc khác chen ngang.
Cấu trúc:
(+) S + was/ were + Ving + O
(-) S + was/ were + not + Ving + O
(?) Was/ were + S + Ving + O?
Cách dùng:
Ví dụ:
Bài luyện tập: Chọn đáp án đúng cho mỗi câu sau
Thì quá khứ hoàn thành là thì được dùng để diễn tả một hành động xảy ra trước hành động khác trong quá khứ.
Cấu trúc:
(+) S + had + Ved/PII + O
(-) S + had + not + Ved/PII + O
(?) Had + S + Ved/PII + O?
Cách dùng:
Ví dụ:
Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn được dùng khi bạn muốn nhấn mạnh tính tiếp diễn của một hành động, sự việc diễn ra trước một hành động khác ở trong quá khứ.
Cấu trúc:
(+) S + had + been + Ving + O
(-) S + had + not + been + Ving + O
(?) Had + S + been + Ving + O?
Cách dùng thì hiện tại tiếp diễn:
Ví dụ:
Bài luyện tập thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn
Không chỉ có tương lai đơn, ở chủ điểm ngữ pháp tiếng Anh này, bạn sẽ được tìm hiểu thêm về: Tương lai hoàn thành, tương lai hoàn thành tiếp diễn và tương lai gần. Các thì tương lai trong tiếng Anh thường dùng để diễn tả những hành động, sự kiện sẽ xảy ra hoặc dự định sẽ diễn ra trong tương lai.
Khi không có kế hoạch làm gì trước khi nói, hoặc muốn diễn tả quyết định tự phát ngay tại thời điểm nói, bạn cần sử dụng thì tương lai đơn. Dưới đây là cấu trúc, cách dùng và dấu hiệu nhận biết của thì này.
Cấu trúc:
(+) S + will/ shall + V + O
(-) S + will/ shall + not + V + O
(?) Will/ shall + S + V + O?
Cách dùng thì tương lai đơn:
Ví dụ:
Bài tập ngữ pháp tiếng Anh về các thì: Câu nào sau đây đúng với thì tương lai đơn?
Thì tương lai gần được dùng để nói về các quyết định hoặc kế hoạch đã được chuẩn bị từ trước, diễn đạt một dự định chưa được thực hiện trong quá khứ hoặc thể hiện một dự đoán nào đó.
Cấu trúc:
(+) S + be + going to + V + O
(-) S + be + not + going to + V + O
(?) Be + S + going to + V + O?
Cách dùng thì tương lai gần:
Ví dụ:
Thì tương lai tiếp diễn là thì được dùng để diễn tả hành động, sự việc nào đó sẽ đang diễn ra tại một thời điểm xác định trong tương lai.
Cấu trúc:
(+) S + will + be + Ving + O
(-) S + will + not + be + Ving + O
(?) Will + S + be + Ving + O?
Cách dùng thì tương lai tiếp diễn:
Ví dụ:
Thì tương lai hoàn thành được dùng để diễn tả một hành động, sự việc sẽ hoàn thành trước thời điểm xác định trong tương lai hoặc trước hành động khác trong tương lai.
Cấu trúc:
(+) S + will + have + Ved/II + O
(-) S + will + not + have + Ved/II + O
(?) Will + S + have + have +Ved/II + O?
Cách dùng thì tương lai hoàn thành:
*Lưu ý: Hành động, sự việc nào hoàn thành trước sẽ được chia ở thì tương lai hoàn thành. Hành động hoặc sự việc nào xảy ra sau sẽ được chia thì hiện tại đơn.
Ví dụ:
Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn được dùng để nhấn mạnh 1 hành động, sự việc sẽ xảy ra và kéo dài liên tục đến trước một thời điểm/ hành động nào đó trong tương lai.. Các dấu hiệu nhận biết thường thấy của thì này là: by the end of day/week/…
Cấu trúc:
(+) S + will + have + been + Ving + O
(-) S + will + not + have + been + Ving + O
(?) Will + S + have + have + been + Ving + O?
Cách dùng thì tương lai hoàn thành tiếp diễn:
Ví dụ:
Bài luyện tập: Hoàn thành các câu sau (chia động từ trong ngoặc ở thì tương lai hoàn thành tiếp diễn)
Từ loại (parts of speech) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cấu tạo câu và diễn đạt ý nghĩa. Hiểu rõ cách sử dụng đúng chủ điểm ngữ pháp tiếng Anh này sẽ giúp bạn phát triển khả năng giao tiếp, diễn tả câu một cách trôi chảy. Các từ loại cơ bản bao gồm: Danh từ (noun), động từ (verb), tính từ (adjective), trạng từ (adverb),…
Danh từ được dùng để chỉ con người, sự vật, sự việc; có thể đứng ở những vị trí khác nhau trong câu bao gồm cả chủ ngữ và tân ngữ. Ngay sau đây, hãy cùng FLYER tìm hiểu các loại danh từ phổ biến trong tiếng Anh bạn nhé!
Xem thêm: Danh từ chung và danh từ riêng trong tiếng Anh - Tưởng khó nhưng lại dễ bất ngờ
Xem thêm: Danh từ đếm được và không đếm được trong tiếng Anh (+ bài tập áp dụng)
Danh từ ghép là danh từ được tạo thành bởi sự kết hợp của 2 hay nhiều danh từ riêng biệt, có thể dùng để chỉ người, địa điểm hoặc sự vật, sự việc cụ thể. Danh từ ghép được phân loại thành:
Bài tập ngữ pháp tiếng Anh: Hoàn thành các câu sau dựa vào gợi ý
Đại từ là từ loại có thể thay thế cho danh từ nhằm tránh việc bị lặp từ trong câu. Các loại đại từ cơ bản trong tiếng Anh gồm: Đại từ nhân xưng, đại từ sở hữu, đại từ quan hệ, đại từ nghi vấn. Cùng FLYER tìm hiểu chi tiết hơn về cách dùng của các loại đại từ này ngay sau đây nhé!
Đại từ nhân xưng, hay còn được gọi là đại từ xưng hô, dùng để thay thế cho danh từ chỉ người, vật hoặc sự vật, sự việc, đối tượng cụ thể đã được nhắc tới trong câu hay trong vế trước đó nhằm tránh tình trạng bị lặp từ.
Đại từ nhân xưng được chia làm 2 nhóm tương ứng với 2 vai trò khác nhau trong câu. Mỗi nhóm bao gồm các từ sau:
Ví dụ:
Đại từ sở hữu được dùng để nói về một người, một vật thuộc sở hữu của ai đó. Nói cách khác, đây là đại từ dùng để chỉ sự sở hữu, thường sử dụng để thay thế danh từ tương ứng trong câu. Các đại từ sở hữu thường gặp trong tiếng Anh bao gồm:
Đại từ quan hệ được dùng để nối các mệnh đề có liên quan với nhau với mục đích bổ sung thêm thông tin cho danh từ được đề cập trước đó. Các đại từ quan hệ thường gặp trong tiếng Anh gồm:
Bài luyện tập: Điền đại từ quan hệ thích hợp vào chỗ trống
Đại từ nghi vấn thường đứng ở đầu câu nghi vấn, dùng để đặt những câu hỏi mà câu trả lời là một danh từ nào đó. Các từ này cho biết đối tượng mà câu hỏi hướng đến là ai, cái gì thông qua 5 đại từ nghi vấn: What, Which, Who, Whom, Whose.
Ví dụ:
Tính từ là từ loại dùng để miêu tả đặc điểm, đặc tính và tính chất của con người, sự vật, sự việc hay hiện tượng nào đó trong cuộc sống. Tính từ còn có vai trò bổ nghĩa cho danh từ. Sau đây là một số loại tính từ thường gặp trong tiếng Anh:
Tính từ sở hữu là loại tính từ chỉ sự sở hữu của ai đó đối với vật được nhắc đến. Mỗi ngôi xưng lại có một tính từ sở hữu tương ứng như sau:
Tính từ đuôi “ing” và “ed” là những tính từ được cấu tạo từ động từ thêm hậu tố “ing” hoặc “ed”; dùng để miêu tả tính chất, đặc điểm hay cảm xúc, cảm giác của một người, sự vật, sự việc nào đó. Cụ thể:
Động từ được dùng để diễn tả một hành động hoặc trạng thái nào đó của chủ ngữ. Trong tiếng Anh, động từ được phân chia thành nhiều nhóm khác nhau như động từ “to be”, động từ thường, động từ bất quy tắc, động từ khuyết thiếu,… Các loại động từ này có vị trí và cách sử dụng khác nhau trong câu. Hãy cùng FLYER tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Động từ thường trong ngữ pháp tiếng Anh là động từ diễn tả một hành động, đó có thể là những hành động vật lý như “run, jump, crash,…”, hay những động từ mang tính trừu tượng như “think, miss, learn,…”.
Động từ bất quy tắc là các động từ không tuân theo quy tắc chia động từ thông thường (thêm “ed”) khi chuyển về dạng quá khứ hay quá khứ phân từ. Chính vì đặc điểm này, bạn cần học thuộc bảng động từ bất quy tắc để dễ dàng vận dụng và đạt kết quả cao hơn trong các kỳ thi.
Ví dụ một số động từ bất quy tắc trong tiếng Anh:
Tải full PDF 360 động từ bất quy tắc trong tiếng Anh:
Bài luyện tập: Điền động từ bất quy tắc vào chỗ trống
Động từ khuyết thiếu là động từ kết hợp với động từ chính trong câu nhằm thể hiện sự cho phép hay khả năng thực hiện một điều gì đó ở cả quá khứ, hiện tại hoặc tương lai. Động từ theo sau động từ khuyết thiếu luôn ở dạng nguyên thể.
Các động từ khuyết thiếu cơ bản trong tiếng Anh:
Bảng động từ khuyết thiếu trong tiếng Anh
Động từ to be có chức năng bổ nghĩa cho động từ chính trong câu.
Ví dụ:
Căn nhà đẹp đẽ này đã được xây dựng từ năm 2000.
Jane rất xinh đẹp.
Xem thêm bài hát đơn giản về động từ “to be”
Trợ động từ có chức năng thể hiện thì của hành động hoặc tạo câu hỏi, câu phủ định, câu nhấn mạnh.
Ví dụ:
Henry làm việc nhà rất tốt.
Tôi phải đi bộ đến trường vì tôi đã dậy muộn.
Cụm động từ được hình thành bởi sự kết hợp giữa động từ với trạng từ và/ hoặc giới từ nhất định, tạo thành một cụm từ có ý nghĩa riêng biệt.
Ví dụ:
Bạn không nên khen Jane qua lời như thế.
Đừng trông cậy vào Henry khi làm việc đó.
>>> Xem thêm: Học ngay các cụm động từ (phrasal verb) hay bắt đầu bằng chữ “V”
Nội động từ diễn tả những hành động của chủ ngữ không gây tác động lên sự vật hoặc sự việc khác, vì vậy cũng không có tân ngữ theo sau. Nội động từ không được dùng ở thể bị động.
Ví dụ:
Mình đề nghị nghỉ một chút và cô ấy đã đồng ý.
Trái lại, ngoại động từ diễn tả những hành động gây tác động đến sự vật, sự việc khác, vì vậy cần phải có tân ngữ đứng sau.
Ví dụ:
He owed Jane a lot of money.
Cậu ấy mượn Jane rất nhiều tiền.
>>> Xem thêm: Nội động từ và ngoại động từ trong tiếng Anh: Tổng hợp ĐẦY ĐỦ NHẤT định nghĩa, phân loại và cách dùng trong câu
Động từ nối (liên động từ) là loại động từ dùng để liên kết chủ ngữ và vị ngữ tính từ nhằm chỉ ra tình trạng của chủ ngữ trong câu.
Các động từ nối thường gặp:
Trạng từ trong ngữ pháp tiếng Anh là loại từ bổ sung thêm các thông tin về tính chất, hoàn cảnh, đặc điểm cho những từ loại khác. Trạng từ được hiểu đơn giản là để miêu tả những nội dung “như thế nào, khi nào, bằng cách nào, ở đâu và tới mức độ thế nào” của hành động.
Sau đây, FLYER sẽ giới thiệu đến bạn 5 loại trạng từ thông dụng nhất trong tiếng Anh, bao gồm trạng từ chỉ nơi chốn, trạng từ chỉ mức độ, trạng từ chỉ thời gian, trạng từ chỉ cách thức và trạng từ chỉ tần suất.
Trạng từ chỉ nơi chốn được dùng để diễn tả địa điểm diễn ra các hành động hoặc mô tả khoảng cách một cách khái quát.
Một số trạng từ chỉ nơi chốn thường gặp gồm: there (ở đó), somewhere (ở đâu đó), inside (bên trong), outside (bên ngoài).
Ví dụ:
Jane đang nấu cơm dưới lầu.
Đứng giữa 2 cái cây là một đứa trẻ.
Trạng từ chỉ mức độ được dùng để diễn tả mức độ diễn ra của hành động hoặc sự việc nào đó trong câu. Các trạng từ chỉ mức độ thường sẽ đứng trước tính từ, động từ hoặc trạng từ mà nó bổ nghĩa.
Một số trạng từ thường gặp bao gồm: hardly (hầu như không), little (ít), fully (đầy đủ), very (rất).
Ví dụ:
Mình hầu như không cần phải nói rằng mình rất hạnh phúc.
Họ đã có mặt đầy đủ.
Xem thêm: Bài hát về trạng từ
Trạng từ chỉ thời gian cho bạn biết thời điểm, khoảng thời gian diễn ra và mức độ diễn ra thường xuyên của một hành động, sự việc nào đó.
Các trạng từ chỉ thời gian phổ biến: early (sớm), now (bây giờ), soon (sớm), finally (cuối cùng),…
Ví dụ:
Mình đã đến Dubai cùng gia đình vào năm ngoái.
Ngày nào chị gái mình cũng chơi cầu lông.
Trạng từ chỉ cách thức được dùng để diễn tả cách thức, phương thức mà một hành động nào đó diễn ra. Nói cách khác, trạng từ chỉ cách thức giúp bạn trả lời cho câu hỏi “How?”.
Ví dụ:
Em gái mình đang nhai đồ ăn một cách ồn ào.
Thật không may, Henry đã trễ chuyến tàu.
Trạng từ chỉ tần suất được dùng để thể hiện mức độ xuất hiện và lặp lại của một hành động trong câu.
Một số trạng từ chỉ tần suất thường gặp là: always (luôn luôn), usually (thường), sometimes (thỉnh thoảng), rarely (hiếm khi), never (không bao giờ),…
Ví dụ:
Jane luôn luôn đi học đúng giờ.
Chị gái mình đang ăn kiêng, chị ấy rất hiếm khi ăn tối.
Lượng từ là từ chỉ số lượng, thường được đặt trước danh từ cần bổ nghĩa về định lượng để miêu tả số lượng của danh từ đó. Lượng từ trong tiếng Anh có thể đi cùng với danh từ đếm được hoặc không đếm được, danh từ số ít hoặc số nhiều. Cùng FLYER khám phá thêm về điểm ngữ pháp tiếng Anh cơ bản này ngay sau đây nhé!
“Few” và “a few” đứng trước danh từ đếm được số nhiều. Trong khi đó “little” và “a little” đứng trước danh từ đếm được số ít.
Cấu trúc:
Few/ A few + danh từ đếm được (số nhiều) + V (số nhiều)
Little/ A little + danh từ không đếm được + V (số ít)
Ví dụ:
Mình có một vài bài tập về nhà cần phải hoàn thành trước khi trời tối.
Cô ấy còn rất ít nước.
Một số là học sinh cấp 2.
Mình có ít bạn, nhưng tất cả họ đều rất tuyệt vời.
“Some”, mang nghĩa “một số, một vài”, thường được dùng trong câu khẳng định, có thể đứng trước danh từ đếm được (số nhiều) hoặc danh từ không đếm được.
Cấu trúc:
Some + danh từ đếm được (số nhiều) + động từ (số nhiều)
Some + danh từ không đếm được + động từ (số ít)
Ví dụ:
Henry bought some pencils.
Henry đã mua vài cây bút chì.
“Any” được sử dụng chủ yếu trong câu phủ định và câu nghi vấn, có thể đứng trước cả danh từ đếm được (số nhiều) hoặc danh từ không đếm được.
Cấu trúc:
Any + danh từ (đếm được số nhiều) + động từ (số nhiều)
Any + danh từ (không đếm được) + động từ (số ít)
Ví dụ:
There are not any tomatoes in the kitchen.
Không có quả cà chua nào trong bếp cả.
“Much” và “many” mang nghĩa là “nhiều, bao nhiêu”, có thể được dùng trong cả câu khẳng định, phủ định và nghi vấn. Xét về loại danh từ theo sau, “much” và “many” được sử dụng như sau:
Cấu trúc:
Many (of) + danh từ đếm được (số nhiều)
Much (of) + danh từ không đếm được
Giới từ là các từ hay cụm từ chỉ mối liên hệ giữa hai hay nhiều danh từ trong câu. Giới từ thường đứng trước danh từ hoặc đại từ, ngoài ra chúng có thể đứng ở nhiều vị trí khác nhau trong câu tùy vào mục đích sử dụng. Dưới đây là 3 loại giới từ cơ bản trong tiếng Anh:
Giới từ chỉ địa điểm có chức năng làm rõ thông tin về địa điểm, vị trí được nói đến trong câu. Các giới từ chỉ địa điểm thường gặp nhất là: in (bên trong), on (bên trên), at (tại), under (bên dưới),…
Ví dụ:
Jane ở trong phòng của cô ấy.
Cô ấy đặt bút của mình bên dưới bàn.
Giới từ chỉ thời gian có chức năng làm rõ thông tin về thời điểm diễn ra sự việc, hành động được nhắc đến trong câu. Các giới từ chỉ thời gian phổ biến nhất: on (trên), at (tại), in (trong),…
Ví dụ:
Jane và Mary sẽ đi tới công viên vào buổi tối.
Bọn họ sẽ gặp nhau vào lúc 9 giờ tối.
Bài luyện tập: Điền giới từ thích hợp vào chỗ trống
Mạo từ là thành phần đứng trước và bổ nghĩa cho danh từ, cho biết danh từ mà nó bổ nghĩa là một đối tượng xác định hay không xác định. Các mạo từ trong ngữ pháp tiếng Anh gồm: a, an và the.
Liên từ trong ngữ pháp tiếng Anh là loại từ dùng để liên kết các câu, các cụm từ hay các đoạn văn. Dựa vào phân loại theo chức năng, các loại liên từ được chia thành:
Liên từ phụ thuộc là loại liên từ được dùng để nối mệnh đề chính và mệnh đề phụ thuộc (Mệnh đề phụ thuộc là nhóm từ gồm chủ ngữ và động từ, được dùng để bổ nghĩa cho câu nhưng bản thân nó không có ý nghĩa hoàn chỉnh).
Các liên từ phụ thuộc thường gặp gồm: because - since - as (bởi vì - kể từ - như); as long as (như là); before (trước), after (sau); although (mặc dù),…
Ví dụ:
Although Henry had a broken leg, he still passed the final exam.
Mặc dù Henry bị gãy chân, nhưng cậu ấy vẫn vượt qua kỳ thi cuối kỳ.
Liên từ kết hợp trong ngữ pháp tiếng Anh được dùng để nối 2 (hay nhiều hơn) các đơn vị từ tương đương nhau (từ, cụm từ, mệnh đề,…).
Các liên từ kết hợp bao gồm: for (cho), and (và), nor (cũng không), but (nhưng), or (hoặc), yet (từng), so (vì thế).
Mẹo ghi nhớ các liên từ trên: Để dễ dàng ghi nhớ các liên từ nêu trên, bạn có thể nhớ theo các chữ cái đầu là F-A-N-B-O-Y-S.
Ví dụ:
I want to play badminton and handball.
Mình muốn chơi cầu lông và bóng ném.
Liên từ tương quan được dùng để nối 2 đơn vị từ tương đương nhau, loại liên từ này luôn phải đi thành cặp và không thể tách rời.
Một số cặp liên từ tương quan bao gồm: neither - nor (không - cũng không); not only - but also (không những - mà còn); either - or (hoặc - hoặc); both - and (cả - và);…
Ví dụ:
We play badminton not only on Tuesday but also on Sunday.
Chúng tôi chơi cầu lông không chỉ vào thứ Ba mà còn cả Chủ nhật.
Câu so sánh là cấu trúc câu dùng để so sánh 2 hoặc nhiều sự vật, sự việc với nhau. Trong tiếng Anh có 3 dạng so sánh phổ biến là so sánh bằng, so sánh hơn và so sánh nhất, ngoài ra còn có các dạng so sánh ít gặp hơn như so sánh kép và so sánh kém. Cùng FLYER tìm hiểu về các cấu trúc so sánh trong tiếng Anh nhé!
Cấu trúc so sánh bằng được dùng để so sánh hai người, sự vật hoặc sự việc có tính tương đồng.
Cấu trúc:
S + to be/ V + (not) as + adj/ adv + as + O
Ví dụ:
My house is as large as Henry’s house.
Nhà của mình rộng bằng nhà của Henry.
*Lưu ý: Tính từ/ trạng từ dài là các tính từ/ trạng từ khi phát âm có từ 2 âm tiết trở lên.
Có một vài tính từ/ trạng từ không tuân theo quy tắc trên. Khi đó, bạn cần ghi nhớ cách chuyển đổi sang so sánh hơn theo bảng sau:
Xem thêm: So sánh hơn & so sánh hơn nhất: Công thức, ví dụ + bài tập
Cấu trúc so sánh nhất được dùng để chỉ ra một người, sự vật hoặc sự việc nổi bật nhất với một tiêu chí nào đó. So sánh nhất diễn ra trong một nhóm có ít nhất 3 đối tượng trở lên.
Cấu trúc:
Với tính từ/ trạng từ bất quy tắc, bạn có thể ghi nhớ cách chuyển đổi sang so sánh hơn theo bảng sau:
Bài luyện tập cấu trúc câu so sánh: Chọn đáp án chính xác
Xem thêm: Các kiểu so sánh trong tiếng Anh: Tổng hợp đầy đủ nhất, kèm bài tập!
Câu điều kiện trong ngữ pháp tiếng Anh được dùng để diễn đạt giả thuyết về 1 sự việc nào đó có thể xảy ra nếu như điều kiện được nhắc đến cũng xảy ra, hiểu một cách đơn giản là “nếu…thì…”. Sau đây, hãy cùng FLYER tìm hiểu cấu trúc và cách dùng các câu điều kiện với “if” nhé!
Câu điều kiện loại 0 diễn tả một thói quen, hành động thường xuyên xảy ra nếu một điều kiện nào đó được đáp ứng. Ngoài ra, cấu trúc này còn được dùng để diễn tả một sự thật hiển nhiên hoặc kết quả tất yếu xảy ra trong một điều kiện nhất định.
Cấu trúc:
If + S + V(s, es), S + V(s, es)
Ví dụ:
I usually go to the park on weekends if the weather is good.
Tôi thường đi tới công viên vào cuối tuần nếu thời tiết tốt.
-> Thói quen “đi tới công viên” diễn ra khi điều kiện “thời tiết tốt’ được đáp ứng.
Câu điều kiện loại 1 được dùng để diễn tả một điều kiện và kết quả có khả năng xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
Cấu trúc:
If + S + V(s, es), S + can/ will/ may (not) + V
Ví dụ:
You will feel energetic the next day if you go to bed early today.
Bạn sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng vào ngày hôm sau nếu hôm nay đi ngủ sớm.
-> Sự việc có khả năng xảy ra trong tương lai.
Câu điều kiện loại 2 được dùng để nói đến điều kiện và kết quả không có thật ở hiện tại hoặc không có khả năng xảy ra trong tương lai.
Cấu trúc:
If + S + V-ed/ were (not), S + would/ could/ should (not) + V-inf
Ví dụ:
Jane could buy this laptop if she had more money.
Jane đã có thể mua chiếc laptop này nếu cô ấy có nhiều tiền hơn.
-> Điều kiện “có nhiều tiền hơn” không có thật ở thời điểm hiện tại, vì vậy kết quả “mua laptop” cũng không có thật.
Câu điều kiện loại 3 được dùng để nói về một điều kiện và kết quả không có thật trong quá khứ.
If + S + had + Vpp, S + would/ could/ should + have + Ved/II
Ví dụ:
If Jane had studied harder, she would have passed the final exam.
Nếu Jane đã học bài chăm chỉ hơn thì cô ấy đã thi đậu bài thi cuối kỳ rồi.
-> Điều kiện “Jane học bài chăm chỉ hơn” không có thật trong quá khứ, do đó kết quả “thi đậu bài thi cuối kỳ” cũng không diễn ra trong quá khứ.
Câu điều kiện hỗn hợp là sự kết hợp của câu điều kiện loại 2 và loại 3 ở cả hai vế. Loại câu này được chia thành 2 trường hợp sau.
>>> Xem thêm: Câu điều kiện: 5 phút nắm trọn cấu trúc, cách dùng, kèm ví dụ & bài tập chi tiết
Cấu trúc “wish” được dùng để thể hiện mong muốn hay ước mơ của người nói đối với sự việc hoặc sự kiện nào đó. Điều ước này có thể xảy ra ở cả ba thời điểm: hiện tại, quá khứ và tương lai - tương đương với 3 nhóm thì trong tiếng Anh. Dựa vào đó, các cấu trúc “wish” có cách dùng cụ thể như sau:
Xem thêm: Cấu trúc Wish & cách dùng chuẩn nhất cho mọi trường hợp, không lo mất điểm!!
Câu bị động là cấu trúc câu được dùng để nhấn mạnh đối tượng chịu tác động thay vì chủ thể thực hiện hành động đó. Công thức chuyển đổi từ câu chủ động sang câu bị động được tổng hợp trong bảng sau:
Xem thêm: Câu bị động là gì? Chinh phục câu bị động dễ dàng chỉ với 1 cấu trúc tổng quát
Câu giả định, hay còn được gọi là câu cầu khiến, được sử dụng để bạn diễn tả mong muốn rằng người nào đó làm một việc gì đó. Câu giả định chỉ mang tính chất cầu khiến và không diễn đạt tính ép buộc như câu mệnh lệnh (sẽ được đề cập kỹ hơn ở phần tiếp theo).
Ví dụ:
I would rather that Jane and Tommy go to my birthday party.
Mình mong muốn Jane và Tommy đến dự bữa tiệc sinh nhật của mình.
Câu mệnh lệnh trong tiếng Anh được sử dụng khi bạn muốn yêu cầu ai làm việc gì đó. Loại câu này thường không có thành phần chủ ngữ mà bắt đầu bằng một động từ.
Ví dụ:
Im lặng!
Không được nấu ăn trong ký túc xá!
Câu tường thuật là loại câu dùng để thuật lại lời nói của một người cho một người khác. Có 2 cách tường thuật lại lời nói trong tiếng Anh là sử dụng câu trực tiếp hoặc câu gián tiếp.
Câu trực tiếp được dùng để tường thuật lại nguyên văn câu nói của ai đó, nội dung luôn được đặt trong dấu ngoặc kép.
Ví dụ:
“Did you turn off the light?” My mom asked.
Mẹ mình hỏi: “Con đã tắt đèn chưa?”
Câu gián tiếp cũng được dùng để thuật lại câu nói của người khác, tuy nhiên không cần thuật đúng nguyên văn câu gốc. Câu gián tiếp thường sẽ sử dụng “that” thay vì đặt nội dung trong dấu ngoặc kép như câu trực tiếp.
Ví dụ:
She told her mom that she would arrive a little late.
Cô ấy nói với mẹ rằng cô ấy sẽ về muộn một chút.
Tìm hiểu thêm câu tường thuật qua video:
Để chuyển đổi từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp, bạn hãy thực hiện đủ các bước sau:
Ví dụ:
Jane nói rằng: “Mình sẽ đến Hội An vào tuần sau)
-> Jane says she is going to Hoi An the following week.
Jane nói rằng cô ấy sẽ đến Hội An vào tuần sau.
>>> Xem thêm: Câu trực tiếp, câu gián tiếp: “Bí kíp” làm bài viết lại câu đạt max điểm!
Mệnh đề quan hệ được dùng để bổ nghĩa nhằm giải thích rõ ràng hơn về danh từ đã được nhắc đến ở một mệnh đề khác xuất hiện trước đó.
Mệnh đề quan hệ được chia làm 2 loại: mệnh đề quan hệ xác định và mệnh đề quan hệ không xác định. Cụ thể như sau:
Mệnh đề quan hệ xác định được dùng để cung cấp các thông tin thiết yếu, quan trọng nhằm xác định đối tượng đang được nói đến trong câu. Nếu không có mệnh đề này, đối tượng sẽ không rõ ràng, thậm chí có thể khiến câu trở nên vô nghĩa.
Ví dụ:
This is the sister who has a Ph.D.
Đây là chị gái người mà đã có bằng tiến sĩ.
-> Ta có mệnh đề quan hệ xác định trong câu này là “Who has a Ph.D”, đại từ quan hệ trong câu này là “who”. Nếu không có mệnh đề quan hệ, câu này chỉ là “This is the sister”, như vậy sẽ không có ý nghĩa.
Mệnh đề quan hệ không xác định có chức năng bổ sung thêm thông tin cho danh từ (những thông tin này có thể không cần thiết). Nếu không có mệnh đề này, đối tượng được nhắc đến vẫn rõ ràng và câu nói vẫn có nghĩa.
Ví dụ:
My best friend Jenny, who lives near my house, gave me a lovely birthday present.
Bạn thân nhất của tôi Jenny, người mà sống ở gần nhà tôi, đã tặng một món quà sinh nhật đáng yêu cho tôi.
>>> Xem thêm: Mệnh đề trong tiếng Anh: 6 cấu trúc quan trọng cần phải nhớ! (Kèm bài tập và đáp án)
Cấu trúc “as soon as”, mang nghĩa tiếng Việt là “ngay khi”, được chia thành 3 cấu trúc nhỏ với những cách dùng khác nhau dựa vào thì được sử dụng là quá khứ, hiện tại hay tương lai. Cụ thể:
Cấu trúc “as well as” có nghĩa là “cũng như”, mang nghĩa tương đương với từ “and” trong tiếng Anh. Cấu trúc này dùng để bổ sung thông tin về đối tượng được nhắc đến trong câu.
Cấu trúc:
N/ Adj/ Phrase/ Clause + as well as + N/ Adj/ Phrase/ Clause
Trong đó, “Phrase” là cụm từ.
Ví dụ:
Mary is clever as well as funny.
Mary vừa thông minh vừa vui tính.
Ngoài cách dùng trong câu so sánh bằng với nghĩa “giỏi như, tốt như,…”, cấu trúc “as good as” còn được sử dụng theo nghĩa “gần như” trong những câu thông thường.
Cấu trúc:
S + V + as good as + N
Ví dụ:
Chiếc laptop này tốt như chiếc trước.
Bánh ga tô này có hương vị gần như cái mà mẹ mình đã mua ngày hôm qua.
Cấu trúc “as much as” và “as many as” đều có nghĩa là “hầu như”, “nhiều như”, trong đó:
Cấu trúc:
S1 + V1 + as much/ many as + S2 + V2
S1 + V1 + as much/ many as + N
Ví dụ:
Anh ấy làm việc nhiều như anh ấy đã làm tháng trước.
Henry xem đến 13 bộ phim mỗi tháng.
Xem thêm các cấu trúc “As…As” khác: Tổng hợp đầy đủ nhất 7 cấu trúc “As…As” thông dụng [+ BÀI TẬP]
“Have to” được sử dụng trong câu nhằm thể hiện nghĩa vụ cá nhân của một người, hoặc miêu tả một hành động bắt buộc phải được chủ thể trong câu thực hiện do ảnh hưởng từ nhân tố bên ngoài.
Cấu trúc:
S + (trợ động từ + not) + have to + V
Ví dụ:
You have to see the doctor about your cough.
Bạn phải đi khám bác sĩ về tình trạng ho của mình.
“Must” được sử dụng khi bạn muốn nói về một sự việc rất cần thiết hoặc rất quan trọng mà chủ thể không thể không làm (đó có thể là một luật lệ). Ngoài ra, bạn còn có thể dùng “must” trong trường hợp muốn nhấn mạnh một ý kiến hay quan điểm nào đó, đưa ra lời mời, lời phỏng đoán,…
Cấu trúc:
S + must/ mustn’t + V-inf
Ví dụ:
You must not be late for school. Today we have a small test.
Bạn không được đi học muộn. Hôm nay chúng ta có một bài kiểm tra nhỏ.
>>> Xem thêm: Cấu trúc “Have to” và “Must”: Tóm gọn toàn bộ kiến thức và mẹo phân biệt
Cấu trúc “mind” trong ngữ pháp tiếng Anh cơ bản dùng để hỏi ý kiến của một người hay nhờ ai đó giúp đỡ việc gì một cách lịch sự.
Có 2 cách dùng “mind” thường gặp tương ứng với 2 cấu trúc sau:
Xem thêm: Cách dùng “Mind” trong tiếng Anh: Nằm lòng trong vòng 5 phút
Cấu trúc “would you like” được dùng để hỏi về nguyện vọng hay mong muốn của một người nào đó bằng tiếng Anh. Ngoài ra, cấu trúc này cũng được sử dụng khi bạn muốn đưa ra lời đề nghị một cách lịch sự.
Cấu trúc:
Would you like + to V?
Would you like + N?
Ví dụ:
What type of earrings would you like?
Bạn thích khuyên tai kiểu nào?
Would you like some milk tea?
Bạn có muốn dùng chút trà sữa không?
Xem thêm: Cấu trúc “Would you like” trong tiếng Anh
Cấu trúc với “absent” thường được dùng để diễn tả việc ai đó không có mặt tại một địa điểm hoặc sự kiện.
“Admit” thường được dùng để chỉ sự thừa nhận hoặc cho phép vào một nơi nào đó.
Bạn có biết từ thường được sử dụng để đưa ra lời khuyên, gợi ý cho ai đó nên làm gì hoặc không nên làm gì? “Advise” chính là động từ như vậy.
“Afraid” là một tính từ trong tiếng Anh, được dịch là: “sợ hãi”, “lo lắng” hoặc “e ngại”. Cách sử dụng “afraid” khá đa dạng và thường đi kèm với các giới từ để tạo thành các cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh khác nhau, mang những ý nghĩa cụ thể.
Bạn đã bao giờ cùng bạn bè lên kế hoạch đi chơi và tất cả đều “đồng ý” với ý tưởng đó chưa? Động từ “Agree” chính là chiếc chìa khóa để diễn tả sự đồng tình, nhất trí. Hãy cùng tìm hiểu cấu trúc và cách dùng với “Agree” qua những ví dụ cụ thể sau:
Cuộc sống luôn đầy những điều trái ngược, chúng ta thường phải đối mặt với những tình huống mà hai sự việc dường như mâu thuẫn nhau. Để diễn tả những tình huống như vậy, chúng ta sử dụng liên từ “although” hoặc “despite.
“Appreciate” là một động từ mang nhiều ý nghĩa, trong đó phổ biến nhất là “đánh giá cao” hoặc “biết ơn”. Cấu trúc của “appreciate” khá linh hoạt, có thể kết hợp với nhiều từ loại khác nhau để tạo thành các câu diễn đạt sự trân trọng, cảm kích.
“As if” được dịch sang tiếng Việt là: “như thể” hoặc “giống như”. Cấu trúc này giúp chúng ta mô tả một tình huống, sự việc hoặc hành động giống như đang xảy ra hoặc đã xảy ra, mặc dù thực tế có thể không phải vậy.
“Asked” là dạng quá khứ của động từ “ask” (hỏi). Cấu trúc câu này được sử dụng để diễn tả một hành động hỏi đã xảy ra trong quá khứ, kết hợp với các thành phần khác để tạo thành các câu hỏi, yêu cầu hoặc đề nghị.
“Avoid” là một động từ trong tiếng Anh có nghĩa là “tránh”, “né”, “tránh xa”. Cấu trúc của “avoid” khá đơn giản nhưng lại rất hữu ích trong giao tiếp hàng ngày. Khi muốn diễn tả hành động né tránh một tình huống, một người nào đó hoặc một việc gì đó, chúng ta thường sử dụng cấu trúc này.
Tùy thuộc vào thì của động từ trong mỗi mệnh đề, cấu trúc “before” sẽ có những cách sử dụng khác nhau:
“Consider” là một động từ thường được sử dụng trong tiếng Anh, mang ý nghĩa “xem xét”, “cân nhắc”, “coi như”. Cấu trúc của “consider” khá đa dạng, có thể kết hợp với nhiều từ loại khác nhau để tạo thành các câu diễn đạt ý nghĩa khác nhau.
“Demand” là một động từ mạnh, thường được sử dụng để diễn tả một yêu cầu khẩn thiết, đòi hỏi một cách quyết liệt. Cấu trúc của “demand” thường đi kèm với các từ loại khác nhau để tạo thành các câu diễn đạt ý nghĩa khác nhau, thường mang tính chất đòi hỏi, yêu cầu một cách nghiêm túc.
Với ý nghĩa là “mặc dù”, “dù cho”, cấu trúc “despite” được sử dụng để diễn tả một tình huống, sự việc xảy ra trái ngược với một điều kiện, hoàn cảnh khác.
*Lưu ý phân biệt “Despite” và “Although”:
“Difficult” là một tính từ trong tiếng Anh, mang nghĩa “khó khăn”, “khó”. Từ này thường được sử dụng để mô tả một tình huống, một công việc hoặc một vấn đề nào đó mà chúng ta gặp phải trở ngại, phải nỗ lực nhiều để giải quyết.
“Either…or” và “Neither…nor” là hai cặp liên từ tương quan trong tiếng Anh, được sử dụng để nối các từ, cụm từ hoặc mệnh đề, thể hiện sự lựa chọn hoặc phủ định.
Cấu trúc “even if” là kiến thức ngữ pháp tiếng Anh hữu ích để diễn tả sự chắc chắn, quyết tâm của người nói trong một tình huống bất kể điều kiện có thay đổi như thế nào.
“Hope” là một động từ trong tiếng Anh mang nghĩa “hy vọng”. Cấu trúc “hope” thường được sử dụng để diễn tả mong muốn một điều gì đó sẽ xảy ra trong tương lai.
“In case” là một cấu trúc trong tiếng Anh được sử dụng để diễn tả một hành động hoặc một sự chuẩn bị được thực hiện để đề phòng một tình huống có thể xảy ra trong tương lai. Nói cách khác, “in case” mang ý nghĩa “trong trường hợp”, “đề phòng”.
“Instead of” là một cụm từ trong tiếng Anh được dùng để thể hiện sự thay thế, tức là làm một việc gì đó thay vì làm một việc khác. Chủ điểm ngữ pháp tiếng Anh thường được dùng để so sánh hai hành động hoặc tình huống, trong đó một hành động được chọn thay thế cho hành động kia.
Để diễn tả một kế hoạch hoặc mục tiêu mà bạn muốn đạt được trong tương lai, bạn có thể sử dụng cấu trúc “Intend”. Từ này mang nghĩa là “dự định”, “có ý định”.
“Need” là một động từ trong tiếng Anh mang nhiều nghĩa, thường được dịch là “cần”. Tuy nhiên, cách sử dụng “need” có thể khá phức tạp và tùy thuộc vào ngữ cảnh.
Cấu trúc “no matter how” được sử dụng để nhấn mạnh một điều gì đó vẫn đúng bất kể hoàn cảnh như thế nào, bất kể điều kiện ra sao. Nên dùng kiến thức ngữ pháp này để diễn tả sự không thay đổi, sự kiên định hoặc nhấn mạnh vào một ý tưởng.
No matter how + Adj/Adv+ S + V
Ví dụ:
Cấu trúc “only after” được sử dụng để nhấn mạnh một hành động hoặc sự kiện chỉ xảy ra sau khi một điều kiện khác được đáp ứng. “Only after” thường được đặt ở đầu câu để tạo sự nhấn mạnh.
Only after + mệnh đề 1 + mệnh đề 2
Ví dụ:
“Order” là một từ đa nghĩa trong tiếng Anh, có thể đóng vai trò là danh từ, động từ và thậm chí là một phần của các cấu trúc ngữ pháp phức tạp hơn. Ở phần này, FLYER sẽ tập trung làm rõ cấu trúc “order” như một động từ để giúp bạn hiểu rõ hơn về cách sử dụng từ này.
“Prefer” là một động từ trong tiếng Anh được sử dụng để diễn tả sự ưu tiên hoặc thích một cái gì đó hơn cái khác. Cấu trúc “prefer” khá đa dạng và được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau.
Khi sử dụng “promise”, chúng ta muốn thể hiện lời hứa, ý định sẽ làm một điều gì đó trong tương lai.
Khi muốn thể hiện việc không đồng ý hoặc không muốn làm một điều gì đó, chúng ta sử dụng động từ “refuse” với nghĩa là từ chối. Cấu trúc của “refuse” khá đơn giản nhưng có một số biến thể để diễn đạt ý nghĩa một cách chính xác hơn.
“Remind” là một động từ trong tiếng Anh có nghĩa là “nhắc nhở”. Cấu trúc “remind” dùng để gợi nhớ về một sự kiện, một nhiệm vụ hoặc một thông tin nào đó.
“Stop” là một động từ thường gặp trong tiếng Anh, mang nghĩa “dừng lại”. Tuy nhiên, cách sử dụng “stop” khá linh hoạt và có thể gây nhầm lẫn cho người mới bắt đầu học tiếng Anh. Cụ thể là việc phân biệt giữa “stop + to V” và “stop + V-ing”.
“Try” là một động từ rất quen thuộc trong tiếng Anh, mang nghĩa “cố gắng” hoặc “thử”. Tùy thuộc vào ngữ cảnh, “try” có thể được sử dụng trong nhiều cấu trúc khác nhau để diễn đạt ý muốn, nỗ lực hoặc trải nghiệm của chúng ta. Cùng FLYER tìm hiểu chi tiết về các cấu trúc của “try” qua bảng dưới đây nhé!
Unless là một liên từ trong tiếng Anh, tương đương với “trừ khi” hoặc “nếu không” trong tiếng Việt. Cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh này thường được sử dụng trong các câu điều kiện để diễn tả một điều kiện hoặc một sự việc sẽ xảy ra nếu điều kiện đó không được đáp ứng.
“Warn” là một động từ trong tiếng Anh có nghĩa là “cảnh báo”. Khi sử dụng “warn”, chúng ta muốn thông báo cho ai đó về một nguy hiểm tiềm ẩn hoặc một vấn đề có thể xảy ra trong tương lai để họ có thể đề phòng hoặc tránh nó.
“Would” là một động từ khiếm khuyết trong tiếng Anh, mang nhiều ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh. Cấu trúc câu với “would” thường được sử dụng để diễn tả sự lịch sự, lời đề nghị, yêu cầu, sự kiện trong quá khứ hoặc điều kiện không có thật.
Dưới đây là một gợi ý lộ trình học ngữ pháp tiếng Anh trong 30 ngày dành cho người mất gốc, được thiết kế để giúp bạn nắm vững kiến thức cơ bản và tiến bộ từng ngày:
*Lưu ý: Lộ trình này chỉ mang tính chất gợi ý, bạn có thể điều chỉnh tùy theo khả năng và tốc độ học của mình. Hãy kết hợp việc học ngữ pháp với việc luyện tập nghe, nói, đọc, viết để đạt hiệu quả tốt nhất.
Như vậy, bạn đã đi qua toàn bộ những điểm ngữ pháp cơ bản nhất trong tiếng Anh. Qua các phần trên, bạn có thể thấy ngữ pháp tiếng Anh có quá nhiều mảng kiến thức để học. Vậy làm thế nào để bạn có thể học và tiếp thu hiệu quả bây giờ? Hãy cùng khám phá các phương pháp học ngữ pháp tiếng Anh sau đây nhé!
Xác định đúng trình độ bản thân là yếu tố mấu chốt giúp bạn học ngữ pháp tiếng Anh một cách có hiệu quả. Để xác định được yếu tố này, bạn có thể thực hiện các bài test online miễn phí có sẵn trên Google. Khi đã xác định được trình độ bản thân, bạn hãy tiến hành lên một lộ trình học bao gồm: nội dung cần học, thời gian học tập, mục tiêu học tập và hoạt động cụ thể theo ngày, tuần, tháng.
Nếu bạn học mãi mà vẫn không thuộc hay không áp dụng được vào các trường hợp sử dụng tiếng Anh thông thường hàng ngày thì khả năng cao là bạn đang chỉ học lý thuyết suông.
FLYER gợi ý cho bạn Phòng thi ảo - nơi bạn được luyện tập ngay những kiến thức vừa học vào những bài tập sinh động, giàu tương tác. Hơn cả, Phòng thi ảo cung cấp kho đề thi thử các chứng chỉ Starters, Movers, Flyers, TOEFL Primary, IOE,.. sát nhất với đề thi thật, giúp bạn luyện tập sử dụng ngữ pháp trong ngữ cảnh bài thi. Bên cạnh đó, những bài luyện Nói - Viết, sẽ giúp bạn trau dồi thêm khả năng áp dụng các kiến thức tiếng Anh cơ bản vào thực tế.
Các tính năng học thú vị trên Phòng thi ảo:
Phòng thi ảo đồng thời cũng là 1 công cụ hỗ trợ giáo viên tiếng Anh Tiểu học quản lý học sinh và giảng dạy tiếng Anh hiệu quả, tối ưu về chi phí và nguồn lực. Tìm hiểu thêm về cách ứng dụng Phòng thi ảo vào giảng dạy tiếng Anh Tiểu học tại đây!
Việc ôn luyện ngữ pháp tiếng Anh đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bạn ghi nhớ bài học cũ lâu hơn và xây dựng nền tảng để bạn tiếp thu bài học mới hiệu quả hơn - bởi các kiến thức thường có mối liên hệ với nhau. Để việc ôn luyện tránh bị nhàm chán và thêm phần thú vị, bạn có thể lồng ghép các hoạt động sau vào các buổi ôn tập bài cũ:
Ngoài ra, để các buổi ôn tập có kế hoạch hơn, bạn hãy thử tham khảo và vận dụng phương pháp spaced repetition (ôn tập ngắt quãng) nhé! Nếu ôn luyện đúng cách, chẳng mấy chốc bạn sẽ đạt được mục tiêu “chinh phục các điểm ngữ pháp trong tiếng Anh” đấy!
Để giúp bạn ôn tập hiệu quả hơn, FLYER đã tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh PDF vào file sau:
Bài tập 1: Chia thì động từ trong ngoặc và hoàn thành các câu sau:
Bài tập 2: Chọn đáp án chính xác
Bài tập 3: Hoàn thành các câu dưới đây
Bài tập 4: Các câu sau đúng hay sai?
Bài tập 5: Chọn đáp án đúng
Bài viết trên đây đã tổng hợp toàn bộ chủ điểm ngữ pháp cơ bản nhất trong tiếng Anh mà bạn cần nắm. Để dễ dàng tiếp thu, bạn không cần học tất cả trong một lần mà có thể chia nhỏ các nội dung để học và ôn luyện theo thời gian biểu phù hợp. Chúc bạn học tốt!
>>> Xem thêm: